Yenlamblog xin chia sẻ góc nhìn của mình về Vai Của Mẹ Đơn Thân Trong Phim ” Mai ” Trấn Thành.
Trong bộ phim này có rất nhiều góc độ để nhìn và cảm. Nếu nhìn về tình yêu và dục vọng để thoả mãn lối sống buông thả của công tử nhà giàu lêu lỏng với những cuộc tình chóng vánh. Chỉ cần xoá số, chặn số là kết thúc một cuộc tình. Phim cũng Có nói về giới tính thứ 3 bị người đời đánh giá của đứa trẻ sinh ra bởi người mẹ đơn thân.
Có nói cả về mặt tối cờ bạc, cá độ . Nguồn cội của những bi kịch trong từng gia đình nhỏ. Nói về cách để nuôi nấng 1 đứa con. Phải đánh đổi cả thanh xuân. Để rồi đứa con phũ phàng : rằng con không cần mẹ phải sống vì con. Mẹ hãy sống vì cuộc đời của mẹ “ you live your life”. Những giọt nước mắt của người làm mẹ và cả giọt nước mắt của kẻ làm con.
Thứ duy nhất mà tôi thực sự không thể tưởng tượng nổi
Một người cha nhẫn tâm chính tay mình đẩy đứa con gái xinh đẹp. đứa con gái hiếu thảo phải nuốt đắng cay đau khổ đến tân cùng. Trong suốt bộ phim ,Người cha ấy chưa bao giờ rơi giọt nước mắt ăn năn. Chưa một lần thương xót cho chính đứa con gái của mình. Cuộc sống có lẽ muôn màu, điều gì cũng có thể xảy ra kể cả điều thiêng liêng nhất là tình phụ tử cũng bị xé nát.
Hạnh phúc cuối cùng là gì ? có phải thành đạt, giàu sang, đầy đủ một gia đình có vợ có chồng? hay câu hỏi về Con cái là niềm vui hay là gánh nặng? thanh xuân đã qua vì đánh đổi cho gia đình liệu có đòi lại không ? Tất cả đều được khắc hoạ trong bộ phim duy nhất một chữ “Mai”. Nó là cái tên riêng của một cô gái , cũng là cả một bi kịch trò đời mà từng người từng người dày xéo lên trái tim người con gái ấy. Nhưng ” Mai ” cũng là một niềm tin vào ngày mai một tương chưa bao giờ là muộn.
Mở đầu bộ Phim Mai
Trấn Thành mang tới cho người xem cảm giác nhẹ nhàng. Khung cảnh đời thường, một khu nhà trọ như là một xã hội thu nhỏ. Ở đó có những con người với những hành động ích kỷ bản thân và đổ lỗi . Trong tâm thức con người luôn luôn có 1 điều chôn giấu và mong cầu. Nó sâu trong tận đáy lòng mà bản thân họ không hề nhận ra. Để rồi gán tất cả mọi sự ghen tỵ, đố kỵ, hoài nghi, phán xét vào người khác. Để thoả mãn cái “tôi” nằm sâu ẩn trong từng hơi thở của mình.
Mai và Dương nổi bật lên trong số nhiều những con người trong xóm trọ.
Họ không quan tâm người xung quanh nói gì về mình, nghĩ gì về mình . Đây cũng là một trong những kiểu sống hiện nay. Họ chỉ tin vào những gì họ làm, những gì họ cố gắng, và họ cho là đúng. Mai – một bên là người mẹ đơn thân. Và cũng là vai 1 đứa con gái bị cha mình dâng bán cho người dày xéo lên tấm thân con mình quằn quại trong sự đau đớn tuổi hờn. Khó khăn chật vật để đơn thân nuôi con. Khi mà tuổi đời còn quá nhỏ.
Có ai trải qua
cảnh vừa chăm con nhỏ, vừa cơm, nước. Có người phụ nữ nào từng khóc vì bât lực thấy con khóc ngất đến khàn giọng thì mới hiểu được Mai đã phải làm mẹ như thế nào. Có ai cảm thấy sự cô đơn tuyệt vọng khi ôm con 1 mình trong sự tủi hờn vì chồng vô tâm. Thì mới hiểu được Mai đã đơn thân nuôi con trong nước mắt có gì đong lường hết được. Có ai nỗ lực bản thân mạnh mẽ, nghị lực được như Mai để mà còng lưng gánh thêm nợ đỏ đen của cha. Nàng cũng đã phải nghĩ rằng chết có thể là giải thoát, mặc cho c đến mức tuyệt vọng mà kết liễu cuộc đời mình.
Thế nhưng cuộc sống đã an bài, Mai không thể từ chối số phận ,thay vào đó nàng buộc phải chấp nhận sự thật, đối mặt mạnh mẽ để cứu lấy chính mình và cả đứa con gái của mình. Mai nỗ lực bước ra vũng lầy cuộc đời mình, chọn cách kiếm tiền chân chính bằng sức lao động trong chính cái nghề “nhạy cảm” mà người đời quy chụp và miệt khinh. Một bên là Dương – chàng trai trong vai đứa con lêu lỏng, sống bằng tiền của mẹ. Mơ ước nhiều nhưng chẳng làm được gì,một tay lãng tử sát gái, thích tự do mộng được bay cao dệp dền nhẹ nhàng đôi cánh như con bướm sắc màu.
Làm mẹ có thật sự khó ?
Yenlamblog là trang chuyên viết về giáo dục và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nên chủ đề hôm nay yenlamblog chỉ hướng chiếc ống kính máy quay của mình vào vai những người mẹ và những đứa con trong bộ phim Mai. Đó chính là hình ảnh 2 người mẹ đơn thân giống nhau. Đều phải nuôi con trong sự vất vả, vừa đóng vai làm cha vừa đóng vai là mẹ. Mọi động lực cố gắng đều lấy tình yêu và sự trưởng thành của con nỗ lực mục tiêu sống để chống chọi với sóng gió.
Thế nên người mẹ của Dương vì muốn bù đắp cho con, đã nuông chìu mọi yêu cầu và đáp ứng tiền vì sợ con mình thiệt thòi, bà yêu con vô điều kiện. Từ chối tình yêu của bản thân để dành tất cả tình yêu cho cậu con trai. Bà lo sợ người cha dượng sẽ làm tổn thương đến cậu con trai bé bỏng của mình.
Đây cũng là điều mà nhiều bà mẹ đã chọn sống cô đơn suốt cuộc đời còn lại để ở chăm sóc con. Còn Mai cũng là mẹ đơn thân cũng đã giống như mẹ của Dương đã nhiều lần từ chối tình yêu đến với mình. Trái tim đóng chặt cánh cửa với bất cứ người đàn ông nào. Điều dễ dàng nhận ra rằng cả 2 bà mẹ là sự hy sinh , họ có suy nghĩ và cách yêu con giống như nhau.
Hai công thức làm mẹ cho đa hai cuộc đời
Hai người mẹ có 2 cách dạy khác nhau, và kết quả cho ra 2 đứa con khác biệt. Điều kiện học tập và điều kiện sống thì Dương có thừa, Bình Minh lại thiếu rất nhiều, nhà nghèo, xuất thân phức tạp, cuộc sống luôn bị xáo trộn vì ông ngoại. Thế nhưng cái nội tại sự phong phú trong tâm hồn và trái tim yêu thương thấu hiểu, mạnh mẽ dám theo đuổi ước mơ, dám bước qua mọi mặc cảm .Mở lòng đón nhận biến cố ập đến với bản thân và gia đình mình.
Thì chỉ có Bình Minh ,
Nhờ tình yêu của mẹ, sự tôn trọng và yêu thương đúng cách của mẹ . Đã giúp Bình Minh tự tôi luyện, tự mình chịu đựng và chữa lành. Có những lúc tưởng chừng gục ngã và bỏ cuộc khiến cho mẹ lo lắng . Cô gái nhỏ bé ấy lại bình tâm tự mình học cách thăng bằng. Vượt qua thế giới nội tâm bị tổn thương thay bằng cả một bầu trời hy vọng. Và chan hoà sự yêu thương nhẹ nhàng ấm áp. Đề từ đó làm bước đệm vững chắc phát triển sự nghiệp, con đường tương lai được định hình một cách rõ ràng hơn, quyết tâm cao hơn để trở thành người có ích cho xã hội, là điểm tựa tinh thần cho mẹ của mình.
Mẹ là người có thể nào chu cấp ,bảo bọc được cho con mình đến hết cuộc đời? có thể đi bên cạnh con suốt cuộc đời để giải quyết mọi rắc rối cho con ? đó chính là tư duy và cách lựa chọn của từng người mẹ. Ở trong phim ,Mai là người mẹ không phải là quá lý tưởng, nhưng điều quan trọng là làm sao Mai có thể nuôi dưỡng đứa con gái như Bình Minh. Để có thể trả lời chúng ta hãy so sánh cách mà mẹ của Dương đã đào tạo cậu con trai tài hoa của mình trở thành cậu ấm mộng mơ.
Mẹ của Dương đã biến cậu ấy thành “Sâu” như thế nào ?
Cái ấn tượng đầu tiên của cậu ấm Dương. Chính là một chàng trai mắt ướt, trong suốt bộ phim cậu ấm Dương rớt nước mắt như một đứa trẻ trong tất cả những hoàn cảnh. Đó chính là một trong những hậu quả của việc mẹ bảo bọc, nâng niu. Luôn khiến đứa con trở nên yếu đuối, trái tim mong manh nhạy cảm. Hình ảnh thứ 2 của Dương đó chính là luôn khát khao mơ mộng một ngày Sâu hoá Bướm. Trong khi anh ta chẳng có quyết tâm, chẳng tìm cơ hội, chẳng trau dồi tài năng thì lẽ nào có thể ngồi đợi phép màu tìm đến mình.
Đó cũng chính là hậu quả từ việc mẹ lo cho tất cả. Từ miếng ăn, giấc ngủ đến công ăn việc làm. Con chỉ cần vui cười, ăn giỏi, ngoan ngoãn còn tất cả đã có mẹ lo. Hình ảnh thứ 3 là cuộc nói chuyện căng thẳng giữa hai mẹ con khi tranh luận về tình yêu. Mẹ bắt Sâu phải chia tay người Sâu yêu, mẹ có thể đánh đổi bao nhiêu tiền để con phải vâng lời. Mẹ cũng có thể khắc nghiệt cắt hết nguồn sống của con. Chỉ vì bắt con phải vâng lời. Chàng quyết không vâng lời, khi mà bao lâu nay chàng đã răm rắp vâng lời mẹ như một bản năng.
Mâu thuẫn đỉnh điểm tất yếu phải xảy ra
Khi mà bà mẹ thấy đứa con yêu đã lấy đi cả thanh xuân và niềm vui tuổi trẻ. Mẹ đã hy sinh cho con to lớn đến nhường nào. Để rồi Đứa con trai luôn biết vâng lời. Bỗng nhiên vì người con gái mà chống đối. Và phủi nhận tất cả công lao,sự hy sinh của mẹ. Trong khi Dương lại là chàng trai rất hiếu thảo, cũng đến lúc phải vùng lên vì đã không thể chịu đựng thêm sự áp đặt của mẹ.
Mẹ cho anh tất cả nhưng mà mẹ lấy đi của anh sự tự do. Bà đã dùng tiền để ra điều kiện, dập tắt mọi ước mơ của anh. Sâu chưa bao giờ được mẹ thấu hiểu và ủng hộ anh dù bất cứ việc gì. Mẹ giết chết cảm xúc và sở thích riêng của anh tự khi nào anh cũng không nhớ rõ. Mẹ khiến anh thấy ngột ngạt như một con chim non bị giam hãm trong chiếc lồng son. Khiến mâu thuẫn đến tận cùng như giọt nước tràn ly khiến chàng trai ấy phẫn nộ.
Và thế là cả hai mẹ con đã làm nhau tổn thương. Cũng như chính mình đâm nhát dao chí mạng vào chính trái tim mình. Vì người con yêu nhất là mẹ , nhưng mà mẹ lại là người khiến con thất vọng. Vì đã cay nghiệt với người anh yêu. Đối với mẹ thì con là người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra. Mẹ chăm lo và không tiếc bất cứ thứ gì trên đời, nay bỗng nói ra những suy nghĩ của một kẻ vô ơn thì còn điều gì đau đớn với mẹ hơn nữa.
Hai cảnh đối lập
khi Bình Minh ở bên mẹ luôn là cảm giác ấm áp. Bạn ấy trò chuyện vui vẻ thân thiết như một người hiểu chuyện. Yêu thương mẹ và chia sẻ những nỗi khổ trong cuộc đời mẹ đi qua. Biết ơn mẹ vì đã sinh ra và nuôi dạy mình. Dù rằng hoàn cảnh ra đời của mình không thật sự trọn vẹn. Nhưng mà mẹ đã không chối bỏ. Mẹ cho Bình Minh sinh mệnh, mẹ nuôi dạy Bình Minh trong sự tốt đẹp nhất có thể. Mẹ giấu quá khứ vì sợ Bình Minh tổn thương. Có biết bao điều mẹ nghĩ cho Bình Minh. Trong khi ngoài kia hàng hà sa số nỗi lòng cha mẹ con nào thấu hiểu.
Mẹ của Bình Minh
Mẹ không muốn để Bình Minh sống cùng mẹ ở cái dãy trọ phức tạp. Mai vui mừng vì Bình Minh biết tự lập. Cô ấy ủng hộ con trong từng cá tính và sự lựa chọn của Bình Minh. Mẹ không cho Bình Minh đủ điều kiện sống tốt .Nhưng mẹ cho Bình Minh cả một nghị lực. Cũng đã trang bị cho Bình Minh trái tim yêu thương, khả năng tự chữa lành. Trao đặt cho con cái tên trìu mến là Bình Minh. Để con thấy rằng ánh nắng buổi sớm mai của Bình Minh luôn ấm áp và mở đầu ngày sớm mai tươi đẹp. Cuộc sống này biến cố và gian truân không chừa một ai. Nếu tất cả hạnh phúc, sức khoẻ, tình yêu, ước mơ, có thể mua và đổi được bằng tiền thì cuộc đời này thật quá dễ dàng.
Vậy nên để đo lường được sự thành công. Ý nghĩa cuộc sống, nắm giữ được chỉ có thể là nội lực bản thân. Sự trưởng thành trong suy nghĩ. Sự điềm tĩnh trước những điều bất như ý. Cả trái tim bao dung với chính mình và với cả những ai làm tổn hại đến mình. Nghị lực đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, nhận ra bài học để rồi thấy bình yên trong lòng.
Kết thúc: Vai Của Mẹ Đơn Thân Trong Phim ” Mai ” Trấn Thành
Bộ phim là một sự không trọn vẹn của một tình yêu dành cho 2 con người xứng đáng được hạnh phúc. Nhưng lại là sự trọn vẹn của một gia đình của Dương, là sư thành công của Mai. Với yenlamblog thì đây là một kết thúc đẹp, nhân văn sâu sắc. Bởi vì mọi quyết định đều có hai mặt đúng và sai song song đi cùng nhau. Nếu trên con đường bạn đi , từng khoảnh khắc , từng phút giây hiện tại đều được bạn trân quý và nỗ lực.
Bạn hoàn thiện bản thân, trưởng thành trong tỉnh thức, hài lòng với từng cung bậc thăng trầm giữa cái được và mất đều mang đến cho ta một giá trị để phát triển nhận thức . Đúng và sai không còn là cái đích đến , cũng không phải là cái đáp án ,mà là hành trình chúng đi , chúng ta đã làm được gì ? Chúng ta đã nhận ra được điều gì là quý giá ?