Có nhiều quan điểm khác nhau. Tùy thuộc vào góc nhìn của từng bậc cha mẹ về việc cách làm bạn với con. Vậy Cách Làm Bạn Với Con Để Con Không “Lờn Mặt” thì Có người quá cứng nhắc và phân biệt rạch ròi. Thậm chí lấn át con vì cái quyền làm cha mẹ. khiến con cái luôn lo sợ và giữ kẽ. Con không dám thể hiện hết quan điểm, suy nghĩ, tính cách trước mặt cha mẹ. Nhưng lại chia sẻ cùng bạn thân, hoặc giữ kín trong lòng.
Khi đã có khoảng cách thì rất khó để giáo dục con đúng hướng và hàn gắn. Thời gian càng kéo dài khiến con càng xa cách và tránh né cha mẹ. Con có thể xa ngã vì nghe theo lời bạn xấu. Hoặc con luôn xem cha mẹ như gánh nặng luôn cản bước của con. Áp đặt và con chỉ muốn nhanh chóng thoát li sớm. Tình cảm gia đình ngày càng trở nên nhạt nhòa và khi cha mẹ về già thì con cái sẽ trở nên thờ ơ. Như vậy việc làm bạn với con sai cách sẽ mang lại hậu quả vô cùng lớn. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại bỏ qua việc nhỏ này phải không?
Làm bạn với con thế nào cho đúng cách
Nếu làm bạn với con thậm chí có người cho phép con gọi cha mẹ là mày tao như bạn ở trường. Hoặc gọi tên. Hoặc cho con cái quyền cầm thước đánh đòn cha mẹ, ông bà như trò chơi cô giáo. v.v rất nhiều phương thức và trò chơi. Nhưng liệu việc quá thân thiện và cho con quyền tự do dân chủ như phương pháp ở các nước phương tây thì liệu có thực sự mang lại hiệu quả tốt hơn không? Câu trả lời là có, ưu điểm ở đây là con cái luôn tin tưởng và gần gũi với bố mẹ. Con sẽ luôn thích chơi cùng bố mẹ, và tặng thêm sự gắn kết giữa con cái và bố mẹ.
Mặt hạn chế phải được hiểu đúng
Đó là việc cho con thoả mãn nhưng nếu không điều chỉnh kịp lúc. Mà để trượt dài theo thời gian sẽ khiến con bạn trở nên quen và ” lờn mặt ” bố mẹ. Những gì bố mẹ giáo dục con, chỉ cho con đúng sai. Thì con sẽ có lập luận và quan điểm của mình để biện luận cho những cái sai của mình. Vì biết rằng bố mẹ luôn tôn trọng ý kiến của mình, nên có nói gì thì bố mẹ cũng sẽ đồng ý. Thế nên khi lớn dần, con cái luôn mang theo cái định kiến đó để đối xử với cha mẹ và cả xã hội. Việc đó sẽ khiến bố mẹ trở nên bất lực, và chỉ biết đáp ứng mọi yêu cầu và luôn đầu hàng trước những phản biện của con cái.
Vậy việc chơi với con như thế nào là tốt ? Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên nắm các cách sau :
Cách để giúp cha mẹ làm tốt việc chơi với con
1/ Việc đầu tiên là chơi với con tùy theo từng giai đoạn
Ở giai đoạn từ 1 tuổi – 5 tuổi:
Giai đoạn này cha mẹ phải tìm được nhiều trò chơi gợi mở tính khám phá và phát triển tư duy. Đồng thời học cách nhận dạng và cảm nhận các đồ vật xung quanh. Giai đoạn này thì cha mẹ chơi với con theo cách của con. Hòa cùng thế giới tưởng tượng và thần tiên của con. Không khí vui chơi ngập tràn màu sắc và tiếng cười.
Giai đoạn từ 5 tuổi đến 10 tuổi :
Bố mẹ chơi với con những trò chơi mang tính chất học qua thí nghiệm và khám phá khoa học. Với cách chơi này thì đối với con. Bố mẹ như là một kho tàng tri thức. Một thế giới hiểu biết khiên con cái kính phục đến thần tượng thì còn nói gì đến việc cãi lời. Có chăng là những câu hỏi và những thắc mắc để được bố mẹ giải đáp. Sẽ có những trò chơi mang tính thắng thua thì tuyệt đối bố mẹ phải làm đúng nguyên tắc cuộc chơi.
Không được giành phần thắng về mình hoặc chơi qua loa cho con thắng. Mà hãy giao ước về nguyên tắc cuộc chơi thật rõ ràng. Và hãy làm gương cho con về tính trung thực và biết chấp nhận thắng thu là lẽ thường tình. Chắc chắn trẻ con khi thua sẽ bị cay cú và mang tính háu thắng. Nhưng bố mẹ cũng không nên tạo cho con cảm giác khi thất bại. Hãy chỉ con cách chơi và những lỗi con mắc phải để lần chơi tiếp theo khắc phục…
Giai Đoạn từ 10 tuổi trở lên :
Bố mẹ nên chọn cách chơi với con bằng những chuyến đi thực tế. Để con được thỏa sức khám phá thế giới thật. Cũng là cách để con trải nghiệm, và rèn luyện kỹ năng sống. Trước khi tham gia các chuyến đi, con cái phải được huấn luyện cách chuẩn bị hành trang. Tự lập sắp xếp đồ dùng cá nhân và lịch trình cụ thể, tránh việc xảy ra tranh luận thay đổi chuyến đi do không có kế hoạch trước.
Thế nên cách bố mẹ dẫn dắt con trong chuyến hành trình xa cũng là cách chơi với con thật ý nghĩa. Để sau đó có thể an tâm buông đôi cánh nhỏ bé bay cao, bay xa trong sự an tâm.
Trong chuyến hành trình luôn hướng dẫn và là hướng dẫn viên cho con mọi lúc mọi nơi. Và cũng để con chụp những bức tranh mình yêu thích, vẽ hoặc làm thơ…sáng tác là cách làm con trở nên yêu thiên nhiên, yêu thương nhiều hơn.
2. Cách giải quyết mọi tranh chấp trong lúc chơi cùng con
khi chơi để tránh việc xảy ra tranh chấp thì nên thỏa thuận và quy ước cuộc chơi thật rõ ràng và luôn tuân thủ. Nhưng nếu vẫn xảy ra tranh chấp thì cách bố mẹ xử lý bao giờ cũng là sự ôn hòa. Kìm nén cái tôi, cái quyền làm cha mẹ để áp đặt con.
Hãy giữ sự bình tĩnh và ôn hòa dù hoàn cảnh nào. Sau đó bắt đầu cùng con nhìn nhận lại các bước trước đó. Phân tích lại sự đúng và sai từ bước nào. Và nếu cha mẹ thật sự thua cuộc thì cũng phải chấp nhận thua cuộc với một tinh thần cầu thị. Cha mẹ khó nhất là giữ được sự bình tĩnh và xem con là một người bạn thật sự chứ không phải là con cái để trở nên quát mắng và chấm dứt cuộc chơi trong sự bất hòa.