Ai có con rồi thì sẽ hiểu được cảm giác dạy con học. mỗi lần tôi dạy con học dù sử dụng nhiều biện pháp là y như rằng tôi nghiến răng nghiến lợi Tức giận khi dạy con . Những gì cố gắng giảng dạy đơn giản nhất, dễ hiểu nhất . Nhưng mà nhìn mặt con cứ ngơ ngơ ấp úng không hiểu gì. Lúc đó tôi quát mắng, đỏ mặt tía tai. Tôi không nghĩ rằng con mình lại dốt đến mức quá thể, tất cả là do ham chơi, do lười biếng.
Tôi quát con bao nhiêu thì con càng chay ỳ bấy nhiêu. Nó khóc thét thì tôi càng thêm tức giận. Khi dạy con học là lúc tôi thấy mình bất lực. Cái cảm giác không dạy được chính đứa con của mình. Nhà không có điều kiện cho con học gia sư về nhà 1 tháng cũng ngốn hết vài triệu. Chi phí trong thời buổi khó khăn này thì lương hai vợ chồng tôi không kham nổi. Tôi và chồng thay nhau kèm con học, vì kết quả học tập ngày càng kém. Có anh chị nào cùng hoàn cảnh như tôi không? Hãy cho tôi lời khuyên và kiềm chế cơn tức giận khi dạy con.
Yên lam Blog sẽ cùng quý phụ huynh giải đáp câu hỏi trên và đưa ra Biện pháp
1. Nguyên nhân tức giận khi dạy con :
# Nóng vội :
Khi dạy con học, cha mẹ có tâm thế nóng vội mong muốn con hiểu nhanh vì nghĩ những điều mình dạy quá đơn giản. Do cha mẹ đặt mình vào quá khứ trước kia mình học tốt. Những vấn đề này quá đơn giản mà sao con mình chậm hiểu. Từ đó sinh ra tức giận, mất bình tĩnh, giọng nói bắt đầu gằn tiếng. bắt đầu có tác động đập bàn, vỗ tập sách hoặc bốp lên người con. Khi có những thay đổi sắc thái, giọng nói khó chịu thì con đã có cảm nhận sớm nhất, và bắt đầu đóng hết mọi sự tiếp thu thay bằng sự run sợ. Sợ vì sẽ bị mắng, bị chửi dẫn tới xung đội giữa 2 bên.
# Vì là con mình nên mình không kềm chế :
Đây là một lý do rất bình thường và buồn cười nhưng thật ra là vậy. Do hằng ngày mình có thói quen la mắng. Hay chửi con nên rất dễ dàng tiếp tục hành vi của mình đối với con như một phản xạ tự nhiên. Trong khi đi dạy con người khác thì mình phải kiềm chế. Và không hềcó thói quen hoặc suy nghĩ tới việc phải đánh hoặc bạo lực. Vì dù sao cũng là con người ta. Lỡ có gì lại mang tiếng và phải đối mặt với những ý kiến phê phán. Chính động cơ đó đã khiến chúng ta không thể kiềm chế đối với con mình, mà lại kiềm chế được với con người khác.
# Khi dạy con trong tâm trí còn bao gánh nặng :
Có đôi khi sự tức giận cũng là vì những tranh cãi với vợ hoặc chồng về sự đổ lỗi cách dạy con. Hoặc có thể chi phí phải tốn cho con quá nhiều khiến cha mẹ thấy áp lực quá lớn. Trong khi con học hành không tốt khiến xót của và khiến tâm trạng khó chịu trỗi dậy.
# Nghĩ tới tương lai quá xa:
Với tâm lý lo lắng xa cho tương lai con bị rớt lớp mặc dù mới học kỳ 1. Hoặc con rớt đại học, không có tương lai sẽ khổ tấm thân. Có trăm ngàn lo xa cho con khiến cha mẹ nghĩ học hành thế này thì làm gì mà có ăn. Cha mẹ học hành đỗ đạt ,làm ăn còn không ra gì. Nói chi con học dốt thế này thì lấy gì mà sống. Chính những suy nghĩ đó khiến cha mẹ càng dễ nổi cơn tức giận trong lúc dạy con.
2. Biện Pháp Khắc Phục
Từ những nguyên nhân mà Yên Lam Blog nêu lên. Chúng ta đã nhìn thấy rõ vấn đề mình đang mắc phải. Để từ đó có sự điều chỉnh những suy nghĩ, thái độ hành động đối với con. Thì sẽ giảm được những cơn nóng giận, và điều cần thiết đó là sự kiên nhẫn.
Tuy nhiên nói về góc độ giáo dục thì việc cha mẹ tức giận khi dạy con. Thì cũng một phần là phương pháp truyền đạt. Và cộng với hình thức trình bày khác với kiến thức hiện tại của các con. vì thế hệ cha mẹ đã học cách lâu. Mỗi năm cải cách một lần nên việc cha mẹ dạy con đã không còn phù hợp.
# Biện pháp mời gia sư
Học gia sư tại nhà là biện pháp thông thường nhưng cũng có nhều bất cập. Hoặc học tại trung tâm kèm bài thì mất thời gian đưa đón lại không kiểm soát được con. Dù biện pháp nào đi nữa cũng có hai mặt. Và cũng không thể phủ nhận hoàn toàn việc cha mẹ có thể dạy được con cái. Vì nếu cha mẹ chịu khó đọc lại những bài trước trong sách, xem lại cách mà con học ở trường để có thể nắm bắt kịp thời phù hợp truyền đạt lại cho con.
Điều quan trọng là đối với con cái, chúng ta luôn dành cho con sự #kiên nhẫn, # thấu hiểu,# đặt mình vào vị trí của con để giải quyết mọi vấn đề. không thể đứng ở góc độ của mình, suy nghĩ của mình, thời đại của mình để mà áp dụng vào con.
Qua bài viết này, Yên Lam rất mong cha mẹ đã có thể tìm ra được nguyên nhân và biện pháp để tháo gỡ cơn tức giận khi dạy con. Mọi việc đều có nguyên nhân và cách giải quyết. Chỉ có điều là mình người ở trong cuộc, đôi khi thấy rối trí và bế tắc. Qua đây cũng nhắn nhủ với quý phụ huynh hãy theo dõi trang của Yên Lam sẽ có rất nhiều bài chuyên sâu về mảng giáo dục đào tạo. Hãy ủng hộ và chia sẻ cùng Yên Lam.
I want to to thank you for this fantastic read!! I certainly enjoyed every little bit of it. Ive got you bookmarked to look at new stuff you postÖ