Khi bắt đầu được làm cha mẹ, thì các bậc cha mẹ luôn hào hứng và tìm hiểu rất nhiều về cách dạy con, nhưng còn một việc là hướng nghề cho con cũng vô cùng quan trọng không thể thiếu. Và hầu như cha mẹ đều lúng túng không biết nói với con lúc nào là phù hợp hoặc có thể giao phó hết cho nhà trường. Hoặc giáo dục con theo lối cũ rút ra từ bản thân mình, hoặc đã quá muộn vì con đi sai nghề. Yên Lam Blog xin chia sẻ một số điểm quan trọng trong việc chọn thời điểm phù hợp để hướng nghề cho con.
1. Giai đoạn trẻ thơ : Nhiều cha mẹ có suy nghĩ là con còn nhỏ chưa biết định hướng nghề nghiệp nên cứ để con lớn thêm rồi tính. Nhưng thật sự nuôi dưỡng ước mơ từ nhỏ và phát hiện ra khả năng, năng lực của con mình từ sớm sẽ rất quan trọng trong việc định hướng nghề cho con. ví dụ lúc nhỏ trẻ thường nhút nhát, ngại giao tiếp, nhưng nếu được gia mẹ uốn nắn và rèn luyện nhiều, dẫn đi chơi, tập cách chào hỏi, hòa nhập cùng bạn bè, thì khi lớn lên bé có thể thay đổi được rất nhiều. Hoặc trẻ quá hiếu động và yêu thích các đồ chơi mang tính lắp ráp, sưu tầm các loại xe, hiểu rất rõ về cấu tạo từng loại, thì đó cũng là những thiên bẩm và niềm đam mê của bé. Nhưng cha mẹ không những không phát huy những sở trường của con mà con định hướng áp đặt con phải theo nghề y, nghề giáo, nghề tài chính,…Vậy liệu có thể giúp con mình thành công hơn không? hay tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngày càng nhiều khi nhận ra không phù hợp với đam mê, bỏ việc vì nhận ra mình sống và làm việc chỉ vì sở thích của bố mẹ, còn thực tâm không có động lực năng lượng để làm việc hết nội hàm của mình.
2. Khi định hướng nghề cho con, cha mẹ không thể áp đặt mà mọi cách nhìn cách đánh giá năng lực của con sẽ thay đổi từng ngày, từng thời điểm, và cha mẹ là người tạo điều kiện, tạo môi trường để con tỏa sáng, có thể con giỏi ngôn ngữ, lý luận, hãy tạo điều con cho con được học ngôn ngữ, được viết lách những gì con thích, tham gia các cuộc thi sáng tác, cho con được tham dự các buổi hội nghị trong và ngoài nhà trường. Hoặc con đam mê nghiên cứu khoa học thì cha mẹ nên cung cấp thêm những đồ dùng, những giáo viên phù hợp để con được mở rộng tri thức cũng như sáng tạo, phát minh dù những vật dụng nhỏ thôi cũng khiến con bạn nuôi dưỡng đam mê cháy bỏng. Hoặc có thể con chưa bộc lộ rõ những điều con yêu thích thì điều này hơi hiếm gặp, vì trẻ con thường rất trong sáng và bộc lộ mọi yêu ghét chỉ cần cha mẹ để ý tinh tế sẽ phát hiện được thiên bẩm cho con.
3. Việc con có đam mê là một chuyện, còn theo đuổi được đam mê là phải có sự ủng hộ hậu thuẫn phía sau từ cha mẹ. Khi con học lớp 12 là lúc gia đình lo lắng chọn trường chọn ngành cho con, Học sinh thường nghe theo bạn bè rủ nhau đi thi đại học chỉ là nhắm đủ điểm đậu là được, em nào học giỏi thì chọn trường có điểm cao, em nào học yếu thì chọn nghề có điểm thấp. Hầu như không chọn theo sở thích đam mê của mình, ví dụ chọn trường nghề, trường năng khiếu, hoặc trường kỹ năng. Khi các em hỏi ý kiến cha mẹ, thì có cha mẹ cho được con lời khuyên và cùng con hoặch định chọn trường, nhưng cũng có cha mẹ do bận việc luôn để cho con và nhà trường hướng nghiệp, hoặc có trường hợp cha mẹ áp đặt cho con từ con còn nhỏ là theo nghề kinh doanh của gia đình, v.v.
4. Khi con đang học đại học chuyện gì xảy ra? Con chợt nhận thấy hối tiếc vì chọn sai ngành, sai trường để rồi có em chọn cách học cho xong để có được tấm bằng, có em mạnh dạn bỏ học để thi lại trường mà mình yêu thích. Nhưng dù là cách nào thì cũng làm lở dỡ con đường các em đi, và vất vả hơn nhiều, thay vi mình có định hướng đúng đắn ngay từ đầu. Thời cuộc năm 2021 đã làm nhiều bậc phụ huynh thay đổi suy nghĩ con đường thành công không nhất thiết phải vào đại học mà nó tùy thuộc vào thái độ , năng lực của con em mình khi học đại học phù hợp cũng như khi học ở các trường mình yêu thích.
5. Khi con ra trường và đi làm, điều đầu tiên là thấy con chỉ mỉm cười ngày đứng lên bục nhận bằng tốt nghiệp và nụ cười mãn nguyện trên gương mặt cha mẹ. Nhưng sau những ngày vui là những ngày con vất vả với công việc mới, con làm việc với tâm trạng bị động, con luôn mong muốn tìm ra chính mình, đam mê của mình, nhưng vì công việc cứ cuốn lấy con khiên con quên mất niềm đam mê của mình là gì, và khi nhìn lại thì đã sắp đến thời gian nghỉ hưu thôi thì cố gắng cho xong đợi đến ngày về hưu. Nhưng cũng có những em phát hiện ra công việc mình làm không phù hợp và quyết định nhảy việc, nhảy công ty, nhưng lúc đó phải nỗ lực và học hỏi gấp nhiều lần mới có thể theo kịp đồng nghiệp vì không được đào tạo bài bản, tuy nhiên có rất nhiều bạn gặt hái được thành công vì đó chính là hướng đi đúng đắn khi mình làm việc trong tâm thế đam mê, cháy hết mình vì công việc, hạnh phúc trong công việc, thúc đẩy mọi nỗ lực và phát huy được mọi ưu thế bản thân.
Vậy việc chọn thời điểm phù hợp để hướng nghề cho con bắt đầu từ khi con còn nhỏ đến khi con trưởng thành và cả khi con tốt nghiệp đại học. Cha mẹ hãy luôn bên con, phát hiện những yếu tố của con để hướng con đi đúng đắn nhất, để con được sống và làm việc trong chính sở trường và niềm yêu thích của mình. Việc chọn nghề cho con thì gia đình mình không nên so sánh với gia đình khác được, Không phụ thuộc vào bộ mặt và chênh lệch trường tốt và trường nghề, vì nó phụ thuộc vào chính tài năng và sức phát triển của con mình. Không có sự thành công hay thất bại vì học trường này hoặc trường kia mà sự thành công là ở con thỏa sức vẫy vùng thỏa sức bay cao trong chính đam mê và nội lực của con.