Trong thời đại công nghệ hiện đại. Thì lẽ ra con cái chúng ta ngày càng năng động và tháo vát hơn chúng ta ngày xưa. Nhưng tại sao con tôi ngày càng lười và thể trạng luôn mệt mỏi, uể oải. Mặc dù ở nhà không phải làm công việc gì. Đầu tiên cần hiểu Tại Sao Trẻ Ngày Càng Lười? và có những cách nào trị được bệnh lười .
Nguyên nhân :
1. Là do chính chiếc điện thoại khiến con không thể nhấc khỏi cái điện thoại để làm công việc khác. Suốt ngày dán mắt vào điện thoại thì đâu còn muốn làm gì khác.
2. Là thời lượng học hành ở trường ngày càng nhiều. Khiến các em thiếu ngủ và thời gian để fresh lại bản thân. Và nạp năng lượng tích cực , vận động để có 1 cơ thể khoẻ mạnh.
3. Là Cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con. Khiến trẻ tìm vào những niêm vui khác. Như đọc truyện dài tập, săn phim , săn game mới ra, săn các idol trên mạng làm niềm vui cho mình. Mà cha mẹ không hề thấu hiểu cũng không biết tới. Khiến con cứ lao vào như thiêu thân vì những hấp dẫn trong thế giới ảo, cả những truyện tranh khiêu dâm không thể dứt.
4. Là nhịp sống bận rộn, ăn bụi, ăn nhanh. Lại thích sống ảo nên cứ có thời gian nghỉ ngơi lại kéo nhau đi du lịch. Và nghĩ rằng đi du lịch là để giải trí. Nhưng thực chất nếu không đúng thời điểm, không chuẩn bị tốt thể trạng. Thì giống như đầy đoạ thêm bản thân. Và mỗi khi du lịch về cảm thấy mệt mỏi hơn.
5. Là gánh nặng ngày càng chât chồng lên con lừa còm cõi. Như là học thêm, học năng khiếu, lại các hoạt động nhà trường nhiều vô số kể. Thì sức nào có thể gánh nổi chỉ có thể đến lúc sẽ gục ngã.
Có phải lỗi tất cả do con không ?
Đọc đến đây thì quý phụ huynh có thể hiểu được vì sao con mình ngày càng trở nên lười và mệt mỏi. nhưng đây chỉ mới là những biểu hiện dễ nhận ra. Còn có những biểu hiện âm thầm và vô hình không dễ dàng nhận thấy.
Đó là :
– Sự vô cảm và sự nhiệt tình của các em đang nhen nhóm âm thầm rất đáng sợ. Khiến cho các em buông xuôi trước chính tương lai và ước mơ. Các em không còn sự nỗ lực để đạt mục tiêu cao hơn mà chỉ chấp nhận mục tiêu ở mức trung bình. Bởi sự bao bọc của cha mẹ đã quá đủ đầy khiến cho các em không mở rộng tầm nhìn hơn. Ở ngoài kia có biết bao điều khó khăn đang chờ mình. Các em chỉ biết sống dựa dẫm vào cha mẹ và bằng lòng với những gì mình đang có.
– Xung quanh luôn có những thông tin tiêu cực. Những quan điểm lệch lạc khiến suy nghĩ non nớt của các em hiểu sai. Ví dụ như đâu đó có ai đó nói rằng không cần vào đại học cũng làm giàu. Không cần học giỏi chỉ cần lên lớp là được. Học nhiều rồi cũng thất nghiệp, tiến sĩ, thạc sĩ cũng không xin được việc,…
Quan đểm cá nhân quơ cả nắm
Tất cả những quan điểm này của cá nhân nào đó hoặc của tin tức truyền thông báo cáo trên mạng xã hội hàng ngày ngập tràn vào suy nghĩ các em. Nhưng đáng tiếc rằng ở tuổi của em không hiểu được những quan điểm đó chỉ phù hợp cho những người trưởng thành. Có nhận định hoặc có ai đó định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Còn tuổi các em phải có ước mơ vào đại học. Uớc mơ nỗ lực để bay cao, bay xa hơn nữa.
Dẫu sau này có thể không thi đỗ đại học hoặc có thể học đại học ra không xin được việc. nhưng chí ít các em cũng được trang bị một nền tảng tri thức, những kỹ năng và sự phấn đấu trong học tập thì sau này dù hoàn cảnh nào các em cũng sẽ tự lực vượt qua được.
Vậy tóm lại cách khắc phục chính là 6 bước trị lười cho con sau đây:
Bước 1 : Sắp xếp lại lịch trình cho con, được ngủ đúng giờ. Và nghiêm khắc việc sử dụng điện thoại, đọc truyện,…lén . Vì các em cắt xén thời gian nghỉ ngơi để làm việc riêng, chính vì vậy cảm giác thiếu ngủ kéo dài.
Bước 2 : Cho con tham gia ít các hoạt động không cần thiết. Thay vào bằng việc luyện tập thể dục bơi lội hoặc chạy bộ, yoga, nhảy,…tuỳ sở thích của các em. Sẽ khiến các em nạp năng lượng tích cực.
Bước 3 : Không nên so sánh con với người khác. Mà hãy khéo léo cho con tiếp xúc, hoặc nuôi dưỡng một thần tượng. Người có ý chí, có trí tuệ, có đam mê bằng trực tiếp hoặc bằng hình ảnh trên thế giới. Hoặc mở cho con thấy ở ngoài kia khi con ngủ, cũng đang có nhiều trẻ khác miệt mài học tập, miệt mài nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, …họ không có chọn cách sống vô vị mà họ chọn con đường công danh.
3 bước quan trọng hơn hết là :
Bước 4: Khi con đã có những thay đổi trên thì bước tiếp theo này là sự khích lệ. Sự ghi nhận những thay đổi rõ rệt. Có ghi chép hoặc đánh giá bằng những thẻ màu sắc. Hoặc bằng những viên sỏi bỏ vào chai mỗi khi con có sự thay đổi tích cực, Những khi con có sự tự giác từ việc vệ sinh chính nơi mình ở, bàn làm việc, giường ngủ, phòng tắm, …. phải có sự ghi nhận thì các con sẽ thấy giá trị của việc mình làm. Từ đó sẽ duy trì và tiến bộ hơn. Đến lúc đủ mục tiêu 1, sẽ đặt ra mục tiêu 2,…đến hết năm sẽ có 1 phần thưởng. hoặc khi cái chai đầy viên sỏi thì sẽ vượt qua mục tiêu 1…tuỳ theo cách quy ước của cha mẹ
Bước 5 : Cha mẹ hãy cho con một thế giới và không gian riêng, để con chăm sóc 1 thú cưng, hoặc trồng 1 loại hoa mình yêu thích. Bởi đó là nơi nuôi dưỡng tình yêu, trách nhiệm, và khiến các em phải lao động để chăm sóc, giữ gìn, từ đó các em trưởng thành cùng sự lớn lên của thành quả mà mình bỏ ra, cũng là bạn để em có thể chia sẻ buồn vui thì còn gì bằng.
Bước 6 : Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng, Đó là cha mẹ hãy trao cho con cái quyền được lựa chọn hạnh phúc và có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Nếu nhỏ thì làm điều nhỏ, lớn làm điều lớn.
Tóm lại :
Cha mẹ luôn ủng hộ nếu đó không gây hại, nhưng nó có thể khiến con thấy giá trị của sự thất bại. Thì cũng nên ủng hộ và để cho con có sự trải nghiệm giống như là con tập đi sẽ bị vấp ngã, nhưng phải để con tự đi, té rồi đứng dậy, chỉ cần cha mẹ luôn ở bên dang đôi bàn tay rộng lượng đầy ắp iu thương để con dựa vào những khi trở về nhà. Đó là bước vô cùng quan trọng nhưng không dễ làm được, cha mẹ phải biêt thương con đúng cách sẽ mang lại hạnh phúc thật sự cho con yêu.