Mẹ ơi tại sao con phải học môn Văn
Hiện nay giới trẻ và thậm chí cả tư tưởng cha mẹ cũng cho rằng Học môn ngữ văn không quan trọng bằng các môn Tự nhiên, khoa học vì nó mở mang trí tuệ tư duy sáng tạo. Nhiều phụ huynh phớt lờ việc con học ngữ văn kém, và lười học ngữ văn. Cha mẹ thích cho con học thêm các môn Math+, Soroban, Stem….Tất nhiên các môn học trên đều rất thú vị và cũng rất quan trọng cho các bé, Nhưng tại sao con phải học môn văn? thì chúng tôi xin đưa ra một số lý do được chia theo từng giai đoạn sau:
1. Giai đoạn trẻ thơ :
Trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi là giai đoạn khám phá thế giới xung quanh bằng cả một quãng trời tuổi thơ tươi đẹp. Bé thích xem phim hoạt hình, thích được nghe kể chuyện, tại sao lại như vậy? bởi vì ở đó có thế giới thần tiên, bé ngây thơ và tin rằng trên thế gian này có cô Tiên xinh đẹp, có ông Bụt nhân từ giúp đỡ những em nhỏ yếu thế, có những phù thủy hung ác bắt cóc những trẻ không ngoan. Trong từng câu chuyện cổ tích qua phim hoạt hình và qua những trang sách đã vẽ lên trong trí tưởng tượng của bé một thế giới nhiều màu sắc, sống động, hấp dẫn. Thiện bao giờ cũng thắng ác, đó là nhờ những câu từ qua từng trang sách. Tuy bé chưa đọc được chữ, nhưng khi được nghe cha mẹ đọc bé rất hào hứng và tập trung lắng nghe, bé có trí nhớ rất tốt, bé có thể thuộc lòng từng lời mẹ kể và kể lại không sót từ nào. Đó là điều vô cùng kì diệu phải không? đó cũng là giai đoạn bé thích được đọc sách nhiều ( sách truyện tranh), có thể hình thành thói quen, sở thích đọc sách cho bé. Nhưng phần lớn cha mẹ lại bỏ qua giai đoạn ấy, Các bé tập trung điện thoại, các trò chơi điện tử và quên dần những câu chuyện cổ tích, những siêu nhân cứu người, những cô tiên dịu hiền, những thú cưng đầy tình cảm, trẻ không còn học được những bài học đạo đức, hiếu nghĩa, tình bạn, tình ông bà cha mẹ, học trò ngoan,… thay vào đó là các trò chơi bạo lực bắt giết rượt đuổi. Để rồi trẻ hình thành tính cách bạo lực, ngoan cố, bướng bỉnh và lối sống ích kỉ chỉ biết hưởng thụ không biết chia sẻ cảm thông với mọi người. Chính điều đó đã dẫn tới bạo lực học đường, con giết cha mẹ, ma túy, bạo hành, lối sống ảo tưởng…
2. Giai đoạn đến lớp
Do không được trau dồi ngôn từ và thói quen đọc sách, cách hành văn không mạch lạc. Khiến trẻ khó khăn trong việc tiếp thu môn ngữ văn trên lớp. Tại sao môn ngữ văn chiếm thời lượng nhiều, hệ số cao bằng môn toán. Bởi vì tầm quan trọng của nó, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có ý đồ phân phối chương trình rất đúng. Nhưng các em học sinh thường phàn nàn vì môn ngữ văn nhàm chán, khi viết bài tập làm văn thì không thể nào viết ở mức trung bình, chứ đừng nói là được điểm trên trung bình. Tại sao lại có tình trạng như vậy, nhiều cha mẹ cũng lo lắng vì điểm văn bị khống chế mới lo tiềm chỗ học thêm cho con. Nhưng có thể là đã quá trễ vì càng học càng chán, chưa kể một số bộ phận giáo viên tiêu cực dạy thêm chỉ vì mục đích kiếm tiền.
Ở giai đoạn này tuy khó những vẫn còn kịp, nếu các em thay đổi thói quen và dành thời gian đọc sách, trau dồi kiến thức qua việc đọc sách, đọc các tác phẩm văn học chứ không phải đọc các bài văn mẫu để đối phó giáo viên. Ở tuối này các em đọc truyện cổ tích là không phù hợp nữa, các em nên đọc những quyển sách đạo đức làm người, những nhân vật nổi tiếng, những tấm gương học sinh vượt khó, những đứa trẻ có trách nhiệm bản thân mình, bảo vệ bản thân,… cũng không nên đọc những quyển tiểu thuyết yêu đương, lãng mạn vì nó khiến các em mơ mộng và lệch lạc giới tính, tình cảm.
Khi các em đọc sách, cha mẹ không hãy nên bên cạnh hỏi lại những gì con đã đọc bằng cách khơi gợi để con kể cho mình nghe những gì con thấy tâm đắc nhất. Để con đưa ra quan điểm đúng sai nhận định của con từ đó cha mẹ đóng góp tranh luận như một người bạn, giúp gần gũi con hơn, hiểu con hơn và uốn nắn kịp thời.
Học tốt môn ngữ văn cần một quá trình chứ không thể thần tốc, thế nên cha mẹ không nên thúc ép con phải đạt điểm số cao, vì như thế sẽ khiến các em coppy những bài văn mẫu để đối phó. Càng khiến tình trạng trở nên càng phức tạp. Học tốt văn chỉ cần con đọc sách nhiều, đọc các tác phẩm trong SGK một cách nghiêm túc, ghi nhớ và đặc biệt phải biết cảm nhận những điều mình tâm đắc, những ý tứ và tình cảm tác giả gởi vào bài văn của mình. Các em biết đặt mình vào vị trí tác giả, vào nhân vật, để thấu hiểu được nỗi niềm tình cảm, sống cùng với niềm vui nỗi buồn của nhân vật. Chỉ cần các em có thể làm được điều đó thì chắc chắn điểm số môn văn cũng như kỹ năng sống, khả năng viết văn của các em phát triển vượt bậc.
3. Giai đoạn trưởng thành
Học văn không tốt sẽ ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn này, bởi vì khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp, khả năng đối nhân xử thế cũng hạn chế. Tất cả là một quá trình tích lũy thuở nhỏ, dẫn đến nhiều bạn trẻ mất cơ hội thăng tiến chỉ vì khả năng diễn đạt, khả năng tự tin bị hạn chế. Vốn từ vựng hạn chế không đủ để diễn tả đúng ý mình cần nói, nói loanh quanh khó hiểu, không thu hút được người nghe. Đi làm, sếp giao viết báo cáo, về nhà lên mạng tìm mẫu của người ta sửa sửa lại thành của mình, Sếp đọc thấy không có gì độc đáo và cụ thể chính xác với tình hình thực tế công ty. Sếp không nói gì nhưng lần sau Sếp không giao viết báo cáo nữa. Sếp giao thuyết trình chiến lược kinh doanh, đứng trước đám đông nói mà không biết mình đang nói cái gì, lúng túng khi ai đó chất vấn, giải thích dài dòng loanh quanh không đi nói rõ sáng ý. Lần sau Sếp không giao thuyết trình, từ đó trong mắt Sếp bạn đã là nhân viên kém cỏi. Mọi việc chỉ có thể làm hoàn thành còn thành quả nhờ người khác thuyết trình, nhờ người khác báo cáo lập công. Thật sự cảm giác thất bại nhưng khắc phục còn kịp không? Tôi khẳng định vẫn còn kịp, Đó là tiếp tục quay lại với việc đọc sách, đọc thật nhiều sách về kinh doanh, những doanh nhân thành đạt để tạo động lực cho mình. Đọc những tác phẩm về chiến lược kinh doanh, liên quan đến công việc của mình, tất cả sẽ được khắc phục sau một thời gian miệt mài chăm chỉ.
Thế mới thấy rằng việc học môn ngữ văn là vô cùng cần thiết trong mọi hoàn cảnh, trong từng giai đoạn. Để có được thành công không thể đi bằng 1 chân, nó phải đi bằng 2 chân tương đồng cả chuyên môn trình độ và cả khả năng diễn đạt. Bạn thấy đấy tất cả những doanh nhân thành đạt đều có khả năng ngôn ngữ rất giỏi, đều là nhà diễn giả thành công. Bạn có thể làm một người giỏi chuyên môn nhưng nếu thiếu đi khả năng diễn đạt thì bạn chỉ có thể đứng nhìn người khác trên bục vinh quang.
Tóm lại: Học ngữ văn không phải dành cho những người có năng khiếu như mọi người vẫn biện minh cho mình. Có thể người có khiếu thì viết văn được 10 điểm, nhưng nếu bạn chăm chỉ đọc sách và cảm nhận từng điều hay qua ngôn từ trong sáng, yêu ngôn ngữ Tiếng Việt, yêu văn học Việt thì viết văn cũng được 8 điểm phải không nào? Thế nên khi con hỏi Mẹ ơi tại sao con phải học môn Văn? thì cha mẹ hãy trả lời con vì đó là tâm hồn là tình cảm để con học làm người, học để trở thành nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn. Không phải để đối phó thầy cô nữa mà là tình yêu dành cho gia đình, bạn bè, và Xã Hội.
Rất cám ơn cha mẹ đã quan tâm và đọc bài viết của Yên Lam!
Please follow and like us: