Ai đã từng làm cha mẹ, hoặc sắp trở thành cha mẹ cần quan tâm những điều gì để có thể trở thành cha mẹ tốt nhất. Làm cha mẹ phải như thế nào? làm cha mẹ phải chuẩn bị gì? Làm cha mẹ trong bao lâu? rất nhiều câu hỏi và băn khoăn mà hôm nay YenlamBlog chia sẻ những điều rất bổ ích cho quý anh chị.
Thực ra làm cha mẹ rất khó, vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều nhân cách và lối sống cho con sau này. Trẻ con như trang giấy trắng, cha mẹ giáo dục như thế nào thì con sẽ ghi nhớ những trang giấy ban đầu rất khó xóa, và nó sẽ là phông nền để khi con lớn thêm sẽ được môi trường xã hội tô phết nhiều màu sắc hơn. Nhưng nếu những viên gạch ban đầu được xây đúng cách thì những viên gạch tiếp sau mới tạo nên căn nhà có đủ chân – thiện – mỹ. Yenlamblog xin gợi ý 5 kỹ năng làm cha mẹ tốt nhất áp dụng cho con mình.
1. Kỹ năng cách thể hiện yêu thương :
Tình yêu thương của cha mẹ nào cũng dành cho con là vô bờ bến, nhưng cách thể hiện thì khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Đây là điều mà cha mẹ làm mỗi ngày bằng những cái ôm ngay khi lọt lòng đã khiến cha mẹ cảm thấy yêu quý hơn bất cứ thứ gì trên đời. Cha mẹ cho con quá nhiều tình yêu và sự chiều chuộng lúc nhỏ, nhưng lại thay đổi khi con lớn dần khiến con cảm thấy mình không còn được yêu thương và nhất là khi có em. Vậy nên khi con còn nhỏ vẫn cho con thấy sự yêu thương ấm áp từ cha mẹ bằng những cái ôm hôn, trìu mến, cho con được cảm giác chở che bảo vệ nhưng không được thái quá. Ví dụ khi con bị ngã, khi con chơi với bạn bị trầy xước, khi con khóc đòi được yêu chiều vô lý thì cha mẹ cần có thái độ qua sắc thái gương mặt và giọng điệu để trẻ hiểu được không phải lúc nào cũng được cha mẹ ủng hộ bao che và con luôn đúng, con luôn là bầu trời của cha mẹ. Như vậy sẽ tập cho con tính ỉ lại và dựa dẫm cha mẹ, nếu sau này lớn thêm luôn tự mãn với lối suy nghĩ mình làm gì cũng đúng và cha mẹ luôn bao che, hoặc nếu cha mẹ thay đổi nghiêm khắc hơn thì lại khiến trẻ trở nên sốc tâm lý khi bỗng nhiên cha mẹ ngày càng xa cách mình hoặc nghiêm cấm mình quá nhiều khiến trẻ trở nên cứng đầu và có thái độ chống đối.
2. Kỹ năng cho tặng quà:
cho quà luôn là cách mà cha mẹ thường làm để thể hiện tình yêu thương và muốn con được hài lòng vui vẻ, thì dù món quà có đắt giá cũng cố gắng để con được nở nụ cười và nhìn con hạnh phúc. Bởi suy nghĩ con mình thấy vui là được, việc làm này không sai, nhưng nếu sai ở cách cho tặng thì sẽ dẫn đến thói quan đòi hòi của con, con sẽ hình thành suy nghĩ chỉ biết cảm giác của mình nhưng không hiểu được cảm giác của người khác, lớn dần trẻ trở nên ích kỉ và chỉ biết đòi hỏi, không bao nhiêu là đủ, cha mẹ phải đáp ứng, nếu không con sẽ tỏ thái độ cọc cằn, giận dỗi, để đòi cho được cái mình muốn. Vậy cha mẹ phải học cách cho tặng quà con như thế nào? nếu vào các dịp lễ và sinh nhật, nhưng không nên mua những món quà đắt tiền và khác biệt nhiều với các bạn hoặc các anh chị em trong nhà để trẻ nhận thấy món quà là tình yêu và cách thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con chứ không phải là giá trị của món quà. Nếu các dịp ngày thường trẻ thích món đồ chơi khi đi siêu thị thì cha mẹ cần cân nhắc thỏa thuận với trẻ ngay từ lần đầu, lúc ở nhà ” nếu con ngoan, vâng lời, không đòi hỏi mua gì, hoặc khóc nhè thì không cho đi” khi trẻ đòi quà thì nhắc lại lời thỏa thuận và yêu cầu con giữ lời hứa. Tuyệt đối không hứa hẹn là sẽ mua ngày khác hoặc mua ngay món đồ chơi con thích thì vô tình khiến trẻ lập thành thói quen ngay. Qua những món đồ chơi hãy nói cho con hiểu về ý nghĩa của món quà và tập cho con biết trân trọng, vì đó là tình yêu của cha mẹ dành cho con.
3. Lời hứa của cha mẹ phải giữ :
Trẻ con nhớ rất dai và luôn trông chờ cha mẹ thực hiện lời hứa, đây cũng là cách cha mẹ làm gương cho con biết giữ lời hứa. Nên cha mẹ tuyệt đối không được hứa tùy tiện và rồi quên lãng, có bé sẽ nhắc, sau đó bé sẽ không nhắc và trở nên mất hình ảnh về cha mẹ khi không giữ lời sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí của con. Nên hãy có bảng ghi chú gia đình cá nhân. Cuộc sống bộn bề khiến ai cũng mải miết kiếm tiền và áp lực cuộc sống không còn thời gian để ghi nhớ, thì sổ tay cá nhân gia đình là điều cần thiết, bởi đó là sợ dây gắn kết các thành viên gia đình. Nên cha mẹ tuyệt đối giữ đúng lời hứa và đổi lại sẽ nhận được sự uy tín trưởng thành, trách nhiệm của con dành cho mình thì lợi ích biết bao phải không nào?
4. Làm gương :
Cha mẹ chính là tấm gương để con cái học theo từ hành động nhỏ đến cả cách giao tiếp ngoài xã hội, cách đối xử với người khác, cách thể hiện sự uy tín, trách nhiệm, quan tâm, rất nhiều nhiều điều trẻ được học từng ngày qua việc nhìn vào cách cha mẹ làm với mình và với người khác. Thế nên việc cha mẹ cố gắng giữ kỹ luật bản thân và hành xử đúng mực trước mặt con cái, cả cách dùng ngôn từ đến lối suy nghĩ. Nếu trẻ nhận thấy cha mẹ yêu thương động vật, thì trẻ cũng bắt chước cách thể hiện yêu thương động vật, nếu cha mẹ hành xử nóng giận với nhau hoặc với người khác cũng sẽ khiến trẻ nóng giận với bạn bè và cả với cha mẹ. Nếu cha mẹ đối xử với ông bà lễ phép thì con sẽ học theo lễ phép, nếu cha mẹ cáu gắt và không tôn trọng ông bà thì trẻ cũng sẽ học thói xấu. Cha mẹ hãy luôn ghi nhớ cách mình đối xử với ai ra sao thì con mình sẽ học theo như vậy. Và hãy chỉnh con ngay một cách nhẹ nhàng, nhắc con biết xin lỗi và bao dung nếu con có thái độ thiếu lễ phép với người lớn.
5. Kỹ năng làm bạn với con :
Làm bạn với con tuy đơn giản chỉ là chơi với con, thân thiện với con, nhưng không hẳn chỉ đơn giản như vậy, vì nếu không khéo léo sẽ khiến con “lờn mặt” và xem cha mẹ như bạn bè ngang hàng ngang lứa trẻ sẽ nói chuyện cộc lốc và thiếu sự tôn trọng. Nhưng nếu quá khắt khe và nghiêm khắc với con cũng khiến con thấy lạc lõng và khó giải bày chia sẻ mọi thức với cha mẹ. Vậy kỹ năng này phải nên làm sao trọn vẹn đôi đường? đó là thiết lập ranh giới chẳng hạn là cái gì con được tự do chơi đùa, cái gì cha mẹ chơi đùa cùng con khám phá xung quanh và cả những món đồ chơi mới, chơi với con một cách thoải mái nhất, vui vẻ nhất, nhưng hãy để con có cái nhìn ví dụ : Bố là tất cả, mẹ là bầu trời, con là chú cún nhỏ,… các kiểu trò chơi nên có phân công vị trí để con hiểu được vai trò của cha mẹ và con cái.
Trên đây là 5 kỹ năng cơ bản để giúp cha mẹ trở thành cha mẹ tốt với con, tuy là còn nhiều kỹ năng hơn không thể nào kể hết, nhưng cha mẹ hãy giữ 5 kỹ năng cốt lõi này để giúp con mình tạo nên những trang giấy có phông nền đẹp và đặt những viên gạch ban dầu đúng cách để từ đó con sẽ được bồi đắp mỗi ngày trở thành đứa con ngoan và có sự trưởng thành, biết quan tâm chia sẻ, uy tín, trách nhiệm và luôn vui vẻ trong tình yêu đúng cách của cha mẹ.
………………………………………………………………
Yên lam Blog cám ơn vì độc giả đã quan tâm bài viết và rất mong nhận được những đóng góp để trang Yenlamblog được nhiều người biết đến và ngày càng giá trị góp ích cho đời.