Trong thời đại hiện đại, việc học thêm đã Áp Lực Học Thêm khổ Cả Mẹ và Con. Học thêm trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống học tập của nhiều học sinh. Mục tiêu của chúng ta là muốn con cái học tốt và có tương lai sáng sủa. Tuy nhiên, việc học thêm không đúng cách sẽ không chỉ tốn kém về tiền bạc mà còn tạo ra một áp lực lớn lên cả tinh thần và sức lực của cha mẹ và học sinh.
1. Vì Sao Tốn Quá Nhiều Tiền:
Một trong những vấn đề phổ biến khi nói về học thêm. Đó là số tiền mà cha mẹ phải bỏ ra. Các lớp học thêm, môn học thêm quá nhiều. Thêm cả chi phí tài liệu học tập có thể đòi hỏi một khoản tiền lớn. Gây ra áp lực tài chính cho gia đình. Trung bình một môn học thêm hoc phí 1 tháng 500 k. Nếu phải học toán, văn , tiếng anh, lý, hoá. Thì 1 tháng phải tăng thêm hơn 2 triệu. Tuy nhiên việc đưa đón con con kéo dài nhiều năm thì chi phí trung bình 1 năm học tốn tiền học thêm là gần 20triệu.
Điều đáng nói là chi phí đưa đón mất rất nhiều thời gian. Buộc nhiều phụ huynh cắt giảm công ăn việc làm. Kéo theo giảm thu nhập, ảnh hưởng tới công việc. Điều này đặt ra câu hỏi về tính bền vững của việc học thêm và liệu chi phí đó có xứng đáng với lợi ích mà học sinh nhận được. Và liệu rằng những gia đình không đủ tài chính thì con cái học không bằng được bạn bè.
2. Áp Lực Lên Cha Mẹ:
Cha mẹ thường phải đối mặt với áp lực lớn khi quyết định cho con học thêm. Họ phải cân nhắc giữa việc cung cấp một môi trường học tập tốt và không làm con mất cân bằng với các hoạt động ngoại khóa. Điều này có thể tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ gia đình. Và đặt áp lực lên tinh thần của cha mẹ. Đôi khi phải tranh luận và mâu thuẫn gia đình tăng do áp lực kiếm tiền cho con ăn học. Cả việc đưa đón con cũng là câu chuyện gây bất hoà giữa cha và mẹ. Dẫn tới việc cha mẹ kỳ vọng vào con quá nhiều vì đổ bao nhiêu công sức tiền bạc cho con học mà con vẫn bị yếu kém khiến cha mẹ thêm đau khổ.
Áp lực chuyển trường chuyển lớp, thi cuối cấp. Càng đổ thêm tiền cho con học thêm. Nhưng mà chính vì sự học thêm không đúng cách càng làm cho con mất căn bản. Nếu chọn không đúng chỗ để học thêm thì Kiến thức ngày càng thiếu hụt học thêm chỉ mang tính chất đôí phó càng khiến học sinh tụt dốc khi lên lớp mới.
3. Áp Lực Lên Học Sinh:
Học sinh, đặc biệt là trong các khóa học cấp bách, có thể phải đối mặt với áp lực cực đoan. Các em phải tham gia vào nhiều lớp học. Phải làm bài tập đồng thời chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Áp lực này có thể dẫn đến mất ngủ, căng thẳng tinh thần và thậm chí là vấn đề về sức khỏe. Do phải học lượng kiến thức ở trường. Thực hiện các bài báo cáo làm nhóm, bài tập về nhà, v.v.. Khiến cho thời gian của các em bị quá tải.
Chưa kể buổi tối các em còn phải chạy ngược xuôi đi học thêm. Vừa phải học chỗ thầy cô để khỏi “bị đì” vừa phải đi học ở nơi thầy cô khác để có kiến thức. Hàng trăm kiểu học thêm dồn dập lượng kiến thức khiến các em bị trơ dần. Chỉ biết đến lớp học thêm cho có mặt,để kịp chép bài giải trong tâm thế mệt mỏi, đói bụng, thiếu ngủ.
Nếu kéo dài trong 1 năm đã đủ làm các em kiệt quệ tinh thần và sức khoẻ. Càng khiến các em chán nản việc học. Trở nên lệ thuộc thầy cô dạy thêm hoàn toàn. Cha mẹ , thầy cô đều nhận thấy con và học sinh của mình đang ngày trở nên mệt mỏi. Không còn nói cười tươi sáng trong trẻo như ngày xưa. Tuổi thơ của em đã không còn thời gian để chơi. Không còn thời gian để được làm trẻ em mà thay vào đó là quá nhiều thời gian học tập.
Cách để giải quyết :
Để giải quyết những vấn đề này, theo tôi nghĩ sẽ cần một sự cứng rắn và thay đổi thái độ và tư duy của phụ huynh trước tiên. ( Mời các bạn đọc bài tiếp sẽ nói riêng về cách mà phụ huynh nên làm )