Tại sao bạn có ác cảm và cảm giác ngứa mắt khi con làm trái ý bạn? Từ khi nào mà bạn trở nên dễ nóng giận, cáu gắt với con? quát mắng nhiều hơn. Từ khi nào bạn khiến con bạn ngày càng xa cách bạn và không còn muốn nói chuyện với bạn? Nếu không đủ kiên nhẫn và tình thương thì cha mẹ sẽ khiến con mình tổn thương. Tánh không là từ ngữ hữu dụng trong việc dạy con mà các bậc cha mẹ nên tìm hiểu áp dụng tánh không trong dạy con.
Vì sao bạn lên cơn nổi giận với con
Nếu bạn nhìn lại chính những lúc mình nổi giận với con. Ngay thời điểm đó bạn dừng việc nóng giận lại và soi lại lý do vì sao mình nổi giận. Thì có lẽ bạn sẽ giải đáp được những câu hỏi trên. Nhưng rất tiếc là khó có ai làm được việc đó. Vì khi nóng giận nổi lên thôi thúc cha mẹ chỉ biết dùng những lời chửi mắng và thậm chí đánh đập con cho hả giận và cơn tức. Rồi sau đó những lỗi lầm của con cứ tiếp tục in dấu ấn trong trí nhớ của cha mẹ và những lời nói, hành động của con đều bị gán vào những lỗi lầm đã qua của con mà phán xét và hà khắc với con hơn.
Tánh không giúp cha mẹ điều gì trong việc dạy con
Nếu chúng ta hiểu được “tánh không” thì mọi chuyện sẽ kết thúc .Và cha mẹ đối với con có cái nhìn khác thấu đáo hơn, nhẹ nhàng hơn. Và con của chúng ta cũng không bị trách oan vì sự hà khắc của cha mẹ. Chính sự hà khắc của cha mẹ, định kiến áp đặt lên con. Khiến chúng hình thành nên tính ít nói, ít thanh minh, và tránh mặt cha mẹ. Chúng cũng không muốn tranh luận với cha mẹ. Sống khép kín và ngày càng mất đi sự ngây thơ đáng yêu với nụ cười giòn tan. Với đôi mắt long lanh nhìn cha mẹ nũng nịu. Mà thay vào đó là đứa trẻ lầm lì, ít nói, bướng bỉnh, bất cần, tâm tính khó đoán.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến con trẻ trở nên lạnh lùng với chính gia đình của mình. Đến khi các con có gia đình riêng và rồi mọi ý thức giáo dục con đều tiếp nối từ đời này qua đời khác. Thì liệu là có nên chăng chúng ta hiểu và áp dụng ” Tánh không” vào việc giáo dục con. Thì mọi gia đình sẽ tràn đầy tiếng cười trẻ thơ và tình yêu ấm áp.
Vậy ” Tánh không ” là gì ?
Đó chính là ” hãy nhìn mọi sự vật, sự việc bằng chính cái bản chất của nó ngay thời điểm nó diễn ra. Không được áp đặt thời điểm quá khứ và tương lai vào nó. Không được gán cho nó một cái tên nào và một ý nghĩ nào khác. Mà chỉ tập trung vào đúng cái hình thù. Cái giá trị và ở đây là lỗi sai của con ngay lúc con thực hiện hành vi. Không áp bất kì những suy diễn. Những định kiến cá nhân mình lên 1 lỗi ngay thờ điểm này. Ví dụ con bị điểm xấu, cha mẹ chỉ nhìn vào đúng sự việc con bị điểm xấu ở thời điểm hiện tại và dùng lời lẽ hỏi han lý do. Cho con có cơ hội giải thích và trình bày lý do thay vì cha mẹ chồng hết các tội của con nào là ham chơi. Là do lười học, nào là được cho ăn học thôi sung sướng mà học hành không ra gì. Thêm tội sướng hơn con người ta trăm lần mà học không nên thân,…trăm ngàn lý do gán vào đó và cơn tức giận nổi lên.
Cha mẹ áp tội cho con nhưng không đúng
Khiến cha mẹ thốt ra hết những lời nói đó lên con. Mà họ không biết thật sự con đã cố gắng hết sức nhưng vì học lực yếu. Bị mất kiến thức hoặc hôm đó con không được khỏe nên làm bài không tốt,…có những điều mà con không bao giờ nói ra. Vì không có cơ hội được nói và cũng không được chấp nhận cho dù có nói ra lý do. Bởi trong tâm thức cha mẹ đã áp đặt và gán hết tất cả tội cho con. Thì dù có lý do của con chỉ càng khiến cha mẹ gán thêm cho con cái tội lý sự, trả treo ,đổi thừa, không biết hối cải…
Nếu cha mẹ áp dụng ” Tánh không ”
Ngay thời điểm đó, không gian và thời gian đó. Nhìn nhận sự việc đúng bản chất của nó. Ví dụ giáo viên gọi điện về thông báo. Con anh chị dạo này chểnh mảng việc học ,không tập trung. Vào lớp nói chuyện riêng, điểm kém…khi nghe những lời phàn nàn của giáo viên. Việc đầu tiên khiến cha mẹ nổi giận đó là sự mất mặt, mất sĩ diện của mình. Vì bị giáo viên phản ảnh. Chính sự tự ái của bản thân mình đã áp đặt lên con ngay mà thực sự không phải vì nghĩ cho con.
Những sai lầm mà nhều cha mẹ mắc phải
Đó chính là việc sai lầm mà nhiều cha mẹ giải quyết vấn đề thiếu tinh tế. Và luôn khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn. Nếu áp dụng ” tánh không”. Thì cha mẹ sẽ ghi nhận lời giáo viên ngoài ra gặp trực tiếp giáo viên trao đổi thực tế vấn đề nắm đúng chính xác vấn đề. Sau đó về nhà trao đổi tìm hiểu theo dõi những gì đang diễn ra với con. Để từng việc khắc phục giúp con cải thiện việc học tốt hơn . Và theo sát sự phối hợp với giáo viên để tiếp tục uốn nắn con mình kịp lúc thay vì tức giận và chửi mắng. Điều này chỉ khiến con bạn thấy bị cô đơn lạc lõng. Không ai hiểu mình, và những vấn đề tâm lý đè nặng ngày càng học kém và càng chán nản thì sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Nếu áp dụng được ” tánh không” đúng thì không chỉ áp dụng vào việc dạy con. Mà có thể áp dụng được trong mọi vấn đề cuộc sống. Thì có lẽ mọi vấn đề đều trở nên nhẹ nhàng và luôn có cách để tháo gỡ. Đâu đó cũng sẽ tránh được những trường hợp thương tâm khi mà cha mẹ phải khóc hối hận muộn màng vì con trẻ tìm đến cái chết để giải thoát những định kiến mà cha mẹ dồn nén lên con.